![]() |
Các bác sỹ khám và tư vấn cho người dân huyện Phúc Thọ, Hà Nội. |
Trong buổi hội thảo này, các chuyên gia y tế hàng đầu Hàn Quốc đã trình bày những thông tin mới nhất về các chủ đề y tế khác nhau để cùng chia sẻ thông tin về dự án chăm sóc sức khỏe mang tính toàn cầu, cũng như mang đến cơ hội hợp tác chiến lược giữa các bệnh viện Việt Nam và Hàn Quốc.
Ông Han Dong Woo, Giám đốc Viện phát triển công nghiệp y tế (KHIDI) trực thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết: trong những năm qua giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã có nhiều mối quan hệ hợp tác và phát triển trên nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực y tế. Hội thảo lần này cũng là cơ hội để chúng tôi hợp tác, chia sẻ với các đối tác Việt Nam về một số lĩnh vực có thế mạnh trong ngành công nghiệp y tế Hàn Quốc như ghép tạng, chuyên khoa mắt, ung thư, đông y, chỉnh hình thẩm mỹ…
![]() |
Các đại biểu tham dự hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS. Lê Ngọc Trọng Nguyên Thứ trưởng Bộ y tế. Chủ tịch Danh Dự Hội Thiết bị Y tế Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ từ phía Hàn Quốc trong thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực y tế như các dự án đầu tư xây dựng bệnh viên đa khoa ở Quảng Nam, các nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế tại Hà Nội và các hoạt động hỗ trợ nhân đạo như Chương trình phẫu thuật nụ cười trẻ thơ… Đồng thời GS Trọng cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới phía Hàn Quốc tiếp tục có sự hợp tác với phía Việt Nam về các lĩnh vực như đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ… để tạo cầu nối trong mối quan hệ ngày càng nâng cao giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Việt Nam lần này, ngày 15/12 các bác sĩ KHIDI đã tổ chức buổi khám nhân đạo và tư vấn y khoa về các lĩnh vực như mắt, tim mạch, tiết niệu, đông y và thẩm mỹ cho gần 200 người là các đối tượng thuộc diện chính sách huyện Phúc Thọ (Hà Nội).
Trong hoạt động khám nhân đạo đợt này, đội ngũ y tá và điều dưỡng của Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc cũng trực tiếp tham gia hỗ trợ quy trình thăm khám và cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Ông Cao Độc Lập, Giám đốc bệnh viện cho biết, một trong những mục tiêu của bệnh viện là kết hợp với các bệnh viện quốc tế thuộc nhiều quốc gia có các thế mạnh để phối hợp trong công tác mổ, khám, tư vấn y khoa miễn phí nhằm giúp cộng đồng, đặc biệt là người nghèo, người trong diện chính sách ở nước ta được nâng cao sức khỏe.
(Theo TPO)
Bà Mai, 69 tuổi ở Phú Thọ bị giảm tiểu cầu kèm theo xơ gan điều trị tại BV Bạch Mai được gần một năm và đã thay đổi người giúp việc đến 4 lần nhưng vẫn không ưng ý.
“Mình không chỉ cần người cho bà ăn uống, đi lại mà còn cần người an ủi, động viên bà để bà khuây khỏa. Nhưng họ chỉ làm những việc này theo thói quen chứ không tâm lý, không chuyên nghiệp”, chị Tâm, con gái bà Mai bày tỏ.
Tương tự, cụ Thoan, 76 tuổi ở Định Công, Hà Nội bị "lẫn" và không tự chủ được đi tiểu đã 3 năm.
![]() |
Nhiều gia đình có nhu cầu thuê điều dưỡng chăm sóc người ốm nhưng dịch vụ này ở Việt Nam cực kỳ hiếm. |
Con của cụ có điều kiện kinh tế nhưng đều làm ăn kinh doanh nên không thể dành nhiều thời gian chăm sóc mẹ hàng ngày. Gia đình đã một người giúp việc với mức 5 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không ưng ý vì họ chỉ cho cụ ăn uống, vệ sinh chứ không trò chuyện, tâm sự được với cụ khiến cụ hay nổi nóng, quát tháo, khóc lóc.
Hay như chị Khanh, 35 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội vừa trải qua một đợt điều trị méo mồm, lác mắt do làm việc quá căng thẳng.
Sau khi bệnh tình đã thuyên giảm, bác sĩ chỉ định điều trị ngoại trú, kê thêm một số loại thuốc bổ thần kinh để tiêm. Trong nhà chị không ai biết tiêm và chị cũng không biết nhờ ai có chuyên môn tiêm giúp.
Vì thế, hàng ngày chị vẫn phải tự mình đi xe, mang thuốc đến bệnh viện để nhờ các y tá tiêm giúp. “Đi lại rất mệt mỏi và tốn nhiều thời gian. Giá như tôi tìm được dịch vụ điều dưỡng tại nhà thì sẽ tốt hơn biết bao”, chị Khanh bày tỏ.
Với xu thế phát triển chung, hiện nay, tình trạng các gia đình thiếu người chăm sóc người ốm (điều dưỡng) đang trở nên phổ biến. Dù có dịch vụ thuê người chăm sóc người bệnh (theo giờ/ngày/tháng) nhưng về phía người sử dụng lao động cũng không hoàn toàn yên tâm bởi người được thuê không có chuyên môn về chăm sóc người ốm…
Đã có một số mô hình cung cấp dịch vụ điều dưỡng tại nhà với công việc chăm sóc người ốm, phục hồi chức năng; tiêm và truyền theo chỉ định của bác sĩ, chăm sóc vết thương nhỏ. Thậm chí chăm sóc cả bệnh nhân ung thư, đột quỵ hoặc tắm bé.
Tuy nhiên, các dịch vụ này còn rất hạn chế so với nhu cầu của cộng đồng hiện nay.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam, cứ 1 bác sĩ thì có 1,9 điều dưỡng - trong khi tỷ lệ tối thiểu mà WHO khuyến cáo là 1 bác sĩ cần 4 điều dưỡng. Tỷ lệ này ở Việt Nam ở mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Trong khi điều dưỡng giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, là người phụ trách công tác kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, Bộ Y tế, cả nước hiện có trên 61.000 y bác sỹ làm công tác điều trị; trên 117.000 điều dưỡng viên, hộ sinh đang công tác tại các cơ sở y tế trong cả nước.
Đồng thời, trong khi một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới trình độ điều dưỡng, hộ sinh phải từ cao đẳng trở lên thì tại Việt Nam điều dưỡng, hộ sinh trình độ trung học chiếm đa số với gần 78%; vẫn còn 1,9% điều dưỡng, hộ sinh trình độ sơ học. Cả nước mới có 183 điều dưỡng, hộ sinh trình độ sau đại học.
Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác điều dưỡng thời gian qua là do việc tăng dân số, tăng tuổi thọ trung bình, tăng các bệnh nhân mãn tính, tăng nhu cầu khám chữa bệnh và cung cấp dịch vụ chăm sóc. Trong khi tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh so với vạn dân, so với bác sỹ rất mất cân đối và thấp nhất so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc người bệnh còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn.
Điều dưỡng, hộ sinh thiếu dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ các bước của quy trình kỹ thuật chăm sóc cũng như thực hiện giao tiếp, hướng dẫn giáo dục sức khỏe để thiết lập mỗi quan hệ gần gũi giữa điều dưỡng và người bệnh…
Nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh tại Việt Nam luôn được quan tâm tuyển dụng, tuy vậy về số lượng và cơ cấu vẫn thiếu nhiều so với quy định cũng như so với các nước trong khu vực.
Thời gian tới, Bộ Y tế tập trung nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và giao tiếp ứng xử của điều dưỡng, hộ sinh khi chăm sóc người bệnh cũng như chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh, đảm bảo an toàn người bệnh.
Cùng đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều dưỡng; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các bệnh viện trong nước, nước ngoài, Thứ trưởng Xuyên nhấn mạnh.
M.Anh
Bí ẩn dị thảo 'râu rồng' trị tiểu đường của nhà sư Tây Tạng" alt=""/>Gian nan kiếm dịch vụ chăm sóc người ốm tại nhà